Là sự cân bằng tinh tế giữa khoa học và nghệ thuật, hiểu ngắn gọn Visual Merchandising (tạm dịch là “bài trí bán hàng”) là việc thiết kế bảng hiệu, bài trí cửa hàng, thiết kế nội thất, thiết kế ánh sáng, thiết kế kệ để hàng, sắp xếp sản phẩm, trưng bày hàng hóa để thu hút sự chú ý của khách hàng, gắn kết hình ảnh của thương hiệu, từ đó tăng doanh số bán hàng.
Hình thức tiếp thị này bao gồm tính sáng tạo, màu sắc, ánh sáng, màn hình, đạo cụ trưng bày, công nghệ và các yếu tố khác để tạo ra trải nghiệm đa giác quan hay thương hiệu cảm quan cho khách hàng của mình.
Mục đích chính của Visual Merchandising
– Thu hút khách hàng tiềm năng hiệu quả, giúp họ nhận thức bản sắc thương hiệu đúng ngay từ ban đầu.
– Tối đa hóa lượng khách đến cửa hàng
– Gia tăng ảnh hưởng của thương hiệu qua mạng xã hội
– Xây dựng cơ sở khách hàng trung thành, tăng doanh số hiệu quả.
Khía cạnh quan trọng của Visual Merchandising
Mọi khía cạnh trong thiết kế của cửa hàng đều có thể đóng góp một phần vào hoạt động bài trí bán hàng trực quan. Dưới đây là các khía cạnh chính mà bạn nên xem xét khi xác định sản phẩm hàng hóa trong các cửa hàng bán lẻ của mình:
– Biển báo: Visual Merchandising bao gồm tất cả mọi thứ, từ trưng bày mặt tiền cửa hàng và trưng bày sản phẩm đến bảng chỉ dẫn trong cửa hàng. Cung cấp trải nghiệm trực quan đẹp mắt là bước đầu tiên để thiết lập kết nối mua sắm đến với những khách hàng mục tiêu đến cửa hàng của bạn. Bằng cách tìm hiểu và tận dụng các kỹ thuật thiết kế, bạn có thể dễ dàng biến cửa hàng của mình thành một trải nghiệm thẩm mỹ mà khách hàng của bạn có thể sẽ yêu thích.
Bảng hiệu là nét đặc trưng của cửa hàng, nó mang tính cá nhân, nguyên bản và liên tục được khách hàng nhận diện. Là một công cụ bán hàng trực quan đơn giản giúp khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy thứ mà họ cần. Nếu bạn muốn hàng hóa trực quan của mình trông tinh tế, tất cả những thứ này phải trông nhất quán trong suốt quãng thời gian hoạt động của cửa hàng và các hoạt động kinh doanh.
– Trưng bày cửa kính: Do vị trí và các yếu tố khác nhau, thiết kế cảnh quan cũng đóng vai trò quan trọng và là xu hướng trong việc tạo ra sự hài hòa giữa không gian ở với môi trường xung quanh. Đặc biệt cần chú trọng đến các cửa kính trưng bày vì đây chính là điểm thu hút, giúp duy trì, tạo mối liên kết tốt với các khách hàng tối ưu.
Mỗi thiết kế cửa kính cửa hàng chính là công cụ tuyệt vời để các nhà bán lẻ kể một câu chuyện mà khách hàng của bạn quan tâm. Các kết nối không nhất thiết phải trực tiếp hoặc rõ ràng, nhưng các sản phẩm nên kết hợp với nhau, và mỗi cái đóng góp vào chủ đề chung.
– Sơ đồ mặt bằng: Tạo sự thống nhất giữa tất cả các cách trưng bày, trang trí và thiết kế sẽ giúp cửa hàng trở nên chuyên nghiệp và gần gũi hơn với khách hàng. Dựa trên hướng di chuyển của khách hàng, sơ đồ mặt bằng cũng phụ thuộc vào suy nghĩ, ý tưởng của các nhà bán lẻ trong việc dẫn dắt và sắp xếp các sản phẩm nội thất một cách tinh tế nhất. Các tùy chọn này có thể là sơ đồ đường vòng, sơ đồ tầng góc, sơ đồ hình học và sơ đồ dòng chảy tự do. Để có được đầy đủ quá trình này, các cửa hàng cần phải có các khu vực sản phẩm rõ ràng.
– Bài trí cửa hàng: Bố cục tổng thể của cửa hàng là yếu tố quan trọng trong việc trưng bày hàng hóa trực quan của cửa hàng. Cách bố trí cửa hàng bán lẻ không chỉ đơn giản là trưng bày hàng hóa mà còn giúp tăng doanh số bán hàng đáng kể. Việc lựa chọn cách bài trí cửa hàng phù hợp phụ thuộc vào quy mô cửa hàng, các loại sản phẩm trưng bày. Bạn cũng nên xem xét khách hàng mục tiêu cho các sản phẩm đó.
– Vị trí của kệ hàng: Việc trưng bày bằng các kệ hàng khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn. Giúp khách hàng tìm thấy những gì họ muốn. Việc sử dụng các khoảng trắng hợp lí giúp làm nổi bật một số không gian trưng bày hoặc sản phẩm giảm bớt sự lộn xộn, gia tăng sự thông thoáng.
– Vị trí sản phẩm: Nếu được lên kế hoạch chính xác, việc sắp xếp các mặt hàng một cách chiến lược có tác động lớn đến việc mua hàng của khách hàng. Sự thỏa mãn khách hàng trong marketing này phụ thuộc vào yếu tố cân bằng, có thể đối xứng hoặc không đối xứng. Đối xứng sử dụng các yếu tố thiết kế cùng màu sắc, chất liệu, trọng lượng, trong khi không đối xứng lại sử dụng các yếu tố tương phản, đối lập. Ngoài ra, sự tương phản cũng tạo nên các điểm nhấn cho các mặt hàng hoặc cửa hàng của bạn.
– Khối lượng sản phẩm: Các sản phẩm nên được trình bày một cách có tổ chức để không làm cho việc trưng bày quá chật chội. Tận dụng tốt “điểm tham chiếu” trong việc phân loại và sắp xếp hàng hóa theo nhóm khá quan trọng, giúp khách hàng dễ dàng quan sát và tìm kiếm sản phẩm mà họ cần một cách nhanh nhất.
– Kết hợp 5 giác quan: một cửa hàng bán lẻ mang tính trải nghiệm thực sự chính là tạo ra trải nghiệm đa giác quan, tối ưu hóa quá trình trải nghiệm của khách hàng. Thách thức chính đối với một cửa hàng bán lẻ là làm cho không gian trở nên thân thiện, và ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng trong thời gian họ đến cửa hàng.
– Màu sắc và ánh sáng: Màu sắc là một trong những yếu tố quan trọng nhất của việc bán hàng trực quan. Nó thu hút sự chú ý, thể hiện ý nghĩa, môi trường hợp nhất và ảnh hưởng đến hành vi mua hàng. Bên cạnh đó, ánh sáng được sử dụng cho toàn bộ cửa hàng và các kệ trưng bày được xem là rất quan trọng trong việc giúp tạo ấn tượng đầu tiên của khách hàng về sản phẩm.
Bản sắc thương hiệu của bạn được phát huy sức mạnh, giúp tăng doanh số bán hàng và cung cấp cho khách hàng lý do chính đáng để quay lại, đồng thời mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn. Đó chính là lí do vì sao bài trí cửa hàng luôn có tầm quan trọng nhất định trong trải nghiệm khách hàng, visual merchandising hiệu quả có thể giúp sản phẩm tự bán chính mình.
Bạn là doanh nghiệp và đang cần đơn vị thiết kế nội thất, thi công showroom, cửa hàng, shop uy tín? Hãy liên hệ ngay với Á Đông theo hotline 0969.993.037 để được tư vấn nhiều hơn nữa.